Kinh tế Việt Nam 2018 tăng trưởng trên 7% ?

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 7%

GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 đã tăng trưởng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Tổng cục thống kê. Đây là kết quả tốt nhất trong nửa đầu năm, kể từ năm 2011, cơ quan này cho biết. 

Tính riêng trong hai quý đầu năm, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam lần lượt đạt 7,45% và 6,79% so với quý I và quý II.2017. Thông thường, các quý sau GDP tăng trưởng mạnh hơn các quý trước. 2018 là năm hiếm hoi tăng trưởng quý II thấp hơn quý I. 

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7% – 6,8% trong năm 2018.

Chỉ cần duy trì mức trăng như hai quý đầu năm, Việt Nam sẽ dễ dàng vượt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2018.

Tăng trưởng của hai lĩnh vực đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế, là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đạt mức kỷ lục trong nửa đầu năm nay.

Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng ba năm gần đây. Đặc biệt, ngành công nghệ chế biến, chế tạo đạt mức tăng kỷ lục trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi khu vực dịch vụ chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất bảy năm qua, tăng 6,90%.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm tỉ trọng trong nền kinh tế. Sau giai đoạn suy giảm cách đây hai năm, giờ đây ngành nông nghiệp đang phục hồi rõ nét với đà tăng trưởng đạt 3,28% sau sáu tháng đầu năm 2018.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng tám năm gần đây. Số liệu: Tổng cục thống kê

Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm nay.

Các tổ chức tài chính toàn cầu gần đây đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. World Bank, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau khi nền kinh tế chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao ở quý I.2018.

Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng của Việt Nam chưa chuyển đổi rõ nét, theo đánh giá của Ủy ban kinh tế Quốc hội. Động lực tăng trưởng chính chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản, kiều hối và đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp chế biến có nhiều đóng góp nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, chưa phải là công nghệ cao. Tỉ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất có xu hướng giảm.

Việt Nam hiện đã có thêm kinh nghiệm và bình tĩnh hơn để ứng phó với tác động bất lợi từ những diễn biến kinh tế thế giới…

 

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM trình bày báo cáo

 

NGUYÊN VŨ

20/07/2018 11:11

Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo Kinh tế Việt Nam: cải cách và triển vọng trong  một thế giới nhiều biến động do Viện Nghiên cứu  quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 20/7.

Bên cạnh những điểm sáng của nền kinh tế, hội thảo cũng đề cập không ít vấn đề cần quan tâm để ổn định kinh tế vĩ mô nửa cuối năm nay.

Chưa có dấu hiệu quá “nóng”

Trình bày báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2/2018, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô của CIEM nhấn mạnh trong thời gian này, Chính phủ vẫn kiên định duy trì ổn định kinh tế vĩ mô song song với tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhận định diễn biến kinh tế thực, nhóm tác giả báo cáo nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,85% trong quý 2 mặc dù thấp hơn so với quý 1 (7,38%), song đây là mức tăng cao nhất trong các quý 2 từ năm 2008 đến nay.

Nêu một số điểm sáng, ông Dương đánh giá, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, GDP tăng 7,08%, mức cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ 2011. Kết quả này giúp giảm áp lực điều hành trong 6 tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2018 (từ 6,5-6,7%), nhóm tác giả nhận định.

Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng. GDP thực tế vẫn cao hơn so với xu thế. Tăng trưởng GDP cũng chưa có dấu hiệu “quá nóng”, thể hiện qua việc tốc độ tăng GDP chưa vượt quá xu thế trong 2 quý liên tiếp, báo cáo nêu rõ.

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm không dựa vào mở rộng tiền tệ. Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Tăng trưởng kinh tế chưa kéo theo áp lực lạm phát theo chu kỳ, do ít có tác động của mở rộng tiền tệ và tài khóa. So với những lần khủng hoảng trước, Việt Nam hiện đã có thêm kinh nghiệm và bình tĩnh hơn để ứng phó với tác động bất lợi từ những diễn biến kinh tế thế giới, nhóm tác giả báo cáo khái quát.

GDP cả năm có thể đạt 6,71%

Về triển vọng, ông Dương nêu dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,71%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 12,11%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 1,2 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,93%.

Tuy nhiên, không ít vấn đề cần được quan tâm hơn, trong đó phải kể đến mức độ chuyển biến về chất lượng tăng trưởng còn chưa thực sự rõ nét; áp lực lạm phát còn hiện hữu. Và theo nhóm tác giả báo cáo thì khả năng duy trì đà cải cách kinh tế vi mô nói chung và cải cách môi trường kinh doanh nói riêng là một dấu hỏi lớn.

Diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm, theo báo cáo có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố: căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc còn diễn biến khó lường, các tranh chấp địa chính trị vẫn hiện hữu ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương. Lộ trình tăng lãi suất ở Mỹ có thể bất định hơn, việc hoàn tất các thủ tục cho phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do có thể kéo theo một số tác động tích cực đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trong chừng mực ấy, diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào cách thức thúc đẩy tăng trưởng, điều hành giá cả, cải thiện thực chất môi trường kinh doanh và xử lý các điểm nghẽn của mô hình tăng trưởng, đầu tư công, hệ thống các tổ chức tín dụng, nhóm tác giả của CIEM nhìn nhận.

Nhấn mạnh những ưu tiên chính sách, ông Dương cho rằng ổn định kinh tế vĩ mô phải là ưu tiên, song cách thức ứng phó phải linh hoạt hơn, không chỉ dựa vào công cụ tiền tệ (đặc biệt là tỷ giá).

Cá nhân tôi cho rằng 2019 không nên điều chỉnh lương, bối cảnh này nên hỗ trợ doanh nghiệp thay vì tăng chi phí cho họ, ông Dương nói.